Tại sao cần ủ phân hữu cơ với men vi sinh Trichoderma?
Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp đã sử dụng phân hữu cơ rất phổ biến. phân hữu cơ làm đất tơi xốp, cây trồng dẽ hấp thụ, an toàn khi sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nguồn phân hữu cơ truyền thống bà con nông dân thường hay sử dụng là phân bò, phân heo, phân gà rất tốt cho cây trồng
Tuy nhiên để đạt hiệu quả kinh tế cao, phân hữu cơ trước khi sử dụng phải được ủ hoại nếu không sẽ có tác dụng ngược lại vì phân tươi còn có những vi sinh vật gây hại làm xót cây, bỏng rễ, gây bệnh cho cây. Hơn nữa, hạt cỏ dại còn sống, sau đó nảy mầm và cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng . do đó, phân hữu cơ cần ủ hoại trước khi sử dụng bằng việc bổ sung vi sinh Trichoderma là rất cần thiết
Tác dụng của vi sinh Trichoderma
- Ngăn ngừa rất tốt các bệnh lở cổ rễ,thối rễ, thối thân,…. cho tất cả các loại cây trồng.
- Đạt hiệu quả cao trong việc phòng ngừa các bệnh do tuyến trùng hại rễ.
- Đặc biệt còn giúp tăng cường các vi sinh vật có ích, giảm thiểu các vi sinh vật gây hại : Rhizoctonia, Fusarium, Phytophtora, . . .
- Ngoài ra trichoderma còn có khả năng phân hủy nhanh các chất xơ chuyển hóa thành các chất hữu cơ có khả năng cung cấp dinh dưỡng, và tăng cường sức đề kháng cho cây trồng.
Lợi ích của men vi sinh Trichoderma mang lại
Nguyên nhân phải ủ phân hữu cơ
- Đối với xác bã thực vật: như vỏ cà phê, thân lá cây bắp, dây thanh long, rơm, gốc rạ,… Những thứ này chưa phải là phân bón, cần ủ với Trichoderma để chuyển hóa chất hữu cơ thành chất mùn mà cây hấp thu được, làm tăng độ tơi xốp cho đất để hệ rễ, củ phát triển
- Đối với phân chuồng: Trong phân chuồng đã có sẵn vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ. Vi sinh vật này có trong đường ruột động vật và trong tự nhiên nhưng chúng hoạt động không mạnh. Vì vậy cần có thời gian lâu để ủ cho phân chuồng hoai mục hoàn toàn. Tuy nhiên, trong phân chuồng cũng có chứa những mầm bệnh gây hại cho cây, hoặc mầm bệnh sẽ phát triển sau khi bón phân chuồng tươi vào đất.
Xem thêm:
Hướng dẫn ủ phân hữu cơ bổ sung men vi sinh Trichoderma
1.Chuẩn bị nguyên liệu để ủ ra 1 tấn phân thành phẩm
- Phân chuồng ( phân bò, heo, gà, trâu, . . .) : 400 đến 500kg.
- Xơ dừa, vỏ đậu, vỏ trấu hay các chất bã thực vật bao gồm : lá cây, rơm rạ, tốt nhất là các cây họ đậu, lục bình, bèo : 500 đến 600kg. Tất cả băm nhuyễn dài 2 đến 3cm
- Super lân : khoảng 30kg.
- Nước : 150 đến 200 lít (tùy chất độn hay khô hạn).
- Men vi sinh vật trichoderma: 3 đến 5kg (lượng men càng nhiều thì phân càng nhanh phân hủy).
- Bạc phủ
Thực hiện ủ phân với men vi sinh Trichoderma
2.Thực hiện ủ phân
- Trộn đều các thành phần nhằm đảm bảo hỗn hợp ủ đạt độ ẩm 50 đến 60% (dùng tay bốc lên nắm chặt thấy nước rỉ ra là được).
- Đánh thành luống, hình thang cao khoảng 1,2 đến 1,5m.
- Dùng bạc phủ kín, tránh mưa và nắng trực tiếp để đảm bảo độ ẩm hạn chế mất đạm khi trong quá trình lên men vi sinh.
Lưu ý: nhiệt độ không khí càng cao thời gian ủ càng ngắn, ngược lại không khí lạnh nước nhiều phân chậm phân hủy.
Sau thời gian ủ khoảng 7 đến 10 ngày nhiệt độ trong phân tăng dần lên khoảng 40 đến 500C. Nhiệt độ tăng cao nhất tại thời điểm khi ủ đạt đủ độ ẩm
Sau 25 đến 30 ngày có thể tăng đến 50 đến 600C. Lúc này phân phải được đảo trộn để có thể tăng cường hoạt động men vi sinh, khi đảo trộn nếu thấy phân khô bà con cần bổ sung thêm nước để đạt độ ẩm 50 đến 60% là tốt.
Sau khoảng 50 đến 60 ngày nhiệt độ giảm dần xuống 300C khi đó phân đã hoai khối lượng giảm hơn so với lúc đầu.
3.Thành phẩm sau khi ủ:
Sau khi ủ phân đã tơi xốp, chuyển sang màu nâu sẫm không còn mùi hôi và không nóng bà con có thể sử dụng như phân hữu cơ vi sinh một cách thích hợp.
Phân dùng cho tất cả các loại cây trồng có thể dùng làm bầu ươm cây con, dùng làm chất trồng cho hoa kiểng hoặc có thể bổ sung phân bón khi thay chậu và thay đất cho các loại cây kiểng mai vàng, bonsai, kiển lá màu, sứ đỏ,…
Phân vi sinh có thể sử dụng chung với phân khoáng vô cơ và tuyệt đối không được trộn trực tiếp với vôi bột bởi vôi sẽ làm hủy diệt hệ lên men vi sinh.