Thời gian làm việc
08:00 - 17:00

Kỹ thuật trồng cây đu đủ nghiêng

Kỹ thuật trồng cây đu đủ nghiêng hiện đang được nhiều bà con áp dụng bởi phương pháp nay mang lại hiệu quả cao hơn so với cách trồng đu đủ truyền thống. Cùng tìm hiểu Kỹ thuật trồng đu đủ nghiêng cũng như các lợi ích mà phương pháp này mang lại.

LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP TRỒNG ĐU ĐỦ NGHIÊNG

Việc trồng cây đu đủ nằm nghiêng góc 45 độ nhằm khống chế chiều cao của cây với các mục đích như:

  • Dễ dàng chăm sóc cây như tỉa lá, tỉa quả hay thu hoạch.
  • Thuận lợi trong việc quản lý và kiểm soát sâu bệnh cho cây đu đủ.
  • Với thế nằm nghiêng nên cây đu đủ dễ chằng chống và ít ngã đổ khi vào mùa mưa.

Lợi ích của việc trồng đu đủ nằm nghiêng
Lợi ích của việc trồng đu đủ nằm nghiêng

KỸ THUẬT TRỒNG ĐU ĐỦ NGHIÊNG

Cách trồng đu đủ nằm nghiêng

Về kỹ thuật trồng cây đu đủ nghiêng khá đơn giản và dễ dàng thực hiện:

  • Đầu tiên chúng ta tiến hành đặt bầu và cây đu đủ nằm ngang trên mặt đất (Lưu ý: phải đặt cây xuôi theo hướng gió mùa hàng năm)
  • Tiếp theo dùng que cắm để nâng ngọn cây cho ngóc lên.
  • Khi cây đu đủ lớn lên có phần gốc nghiêng so với mặt đất một góc khoảng 45 độ.

 Kỹ thuật chăm sóc cho cây đu đủ nằm nghiêng

Để giúp cây đu đủ trồng nghiêng phát triển tốt thì cần chế độ chăm sóc hợp lý, sau đây là quy trình dinh dưỡng bà con có thể tham khảoL

  • Bón lót: cần từ 1- 2kg phân cơ sinh học, 200g vôi. Cây từ 1 tháng tuổi sau khi trồng: 50g phân NPK 16- 12- 8- 11+TE, pha trong 10 lít nước, tưới cho cây, 1 tuần tưới 1 lần.
  • Cây từ 1- 3 tháng tuổi sau khi trồng: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 50- 100g/1 lần, bón 15- 20 ngày 1 lần.
  • Cây từ 3- 7 tháng tuổi sau khi trồng bón: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 100- 150g NPK 12- 12- 17- 9+ TE, bón 1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ 6, có thể bón thêm 1kg phân hữu cơ sinh học HG01 và 100g vôi cho một cây, kết hợp vun gốc. Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3- 4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn.

Lưu ý: Cây đu đủ rất dễ bị úng vào mùa mưa nên cần có hệ thống thoát nước tốt cho. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ. Chú ý làm cỏ cho cây, vì cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh nên làm thường xuyên quanh gốc. Nông dân cần dùng rơm, cỏ khô ủ quanh gốc hoặc sử dụng bạt phủ gốc cây chống cỏ / vải địa chống cỏ mọc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.