Thời gian làm việc
08:00 - 17:00

Những điều nên và không nên khi sử dụng lưới chắn côn trùng

Sử dụng lưới chắn côn trùng là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự xâm nhập của sâu bệnh trong khu vườn. Lắp đặt lưới chống côn trùng tưởng chừng như là một công việc đơn giản nhưng có thể tốn thời gian nếu không xử lý đúng cách. Để tránh bất kỳ sai lầm nào, hãy tham khảo những điều nên làm và không nên làm để  bảo vệ khu vườn hiệu quả.

Việc nên làm khi sử dụng lưới chắn côn trùng nông nghiệp

1. Nghiên cứu trước khi mua lưới

Khi bạn quyết định mua lưới chống côn trùng cho khu vườn của mình, đừng vội lao vào mọi việc mà không tiến hành nghiên cứu thích hợp. Bạn cần so sánh các yếu tố như:

  • Mật độ ô lưới (Mesh): Mật độ ô lưới càng cao sẽ ngăn được côn trùng có kích thước càng nhỏ, nhưng nhược điểm sẽ khó lưu thông không khí khiến các cây trồng nhạy cảm dễ mắc các bệnh về nấm.
  • Độ bền: Lưới có nhiều nhà sản xuất khác nhau nên có chất lượng khác nhau và chi phí cũng thay đổi theo độ bền.
  • Kích thước khổ lưới: Lưới có nhiều khổ nên cần chọn loại phù hợp với diện tích cần che phủ để tránh lãng phí hoặc che phủ không đủ.
  • Việc lắp đặt có dễ dàng không: Lưới bán theo cuộn sẽ khó khăn hơn nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Bạn có thể đo kích thước khu vực cần bảo vệ và đặt may lưới để thuận tiện cho việc phủ lưới, cũng như tránh thừa thiếu lưới.

Các mật độ ô phổ biến của lưới chắn côn trùng
Các mật độ ô phổ biến của lưới chắn côn trùng

Lưới chắn côn trùng may sẵng
Lưới chắn côn trùng may sẵng

2. Xử lý lưới đúng cách

Sau khi đã mua đúng loại lưới, bạn cần đảm bảo lắp đặt đúng cách. Khi lắp đặt lưới cần chú ý những điểm sau:

  • Đảm bảo lưới được căng hết cỡ và không có vị trí nào hở.
  • Không để lưới chạm vào cây trồng.
  • Dọn sạch các vật sắt nhọn trong vườn hay khung nhà lưới để tránh làm trách lưới trong quá trình lắp đặt.

Lắp đặt lưới chắn côn trùng trồng rau sạch
Lắp đặt lưới chắn côn trùng trồng rau sạch

3. Để lại lối đi vào

Nhiều người mắc sai lầm khi không chừa đủ không gian để mở cửa ra vào. Chính vì thế bạn cần làm cửa để ra vào khi sử dụng lưới làm nhà lưới cho rau hay vườn cây ăn quả.

Những việc không nên làm

1. Quên xem xét loại lưới

Có nhiều lựa chọn khác nhau cho lưới chống côn trùng có sẵn trên thị trường. Bạn cần đảm bảo chọn lưới phù hợp với yêu cầu của mình. Một số yếu tố cần xem xét là loại cây trồng bạn đang cố gắng bảo vệ và lượng ánh sáng mặt trời, độ ẩm và thông gió mà chúng cần.

Hơn nữa, các loại côn trùng và sâu bệnh khác nhau bị thu hút bởi các loại cây trồng khác nhau. Vì vậy, bạn cần chọn lưới có tính đến hai yếu tố này, vì có các kích cỡ mắt khác nhau dành cho các loại sâu bệnh và cây trồng khác nhau. Ví dụ như đối với cây ăn quả thông thường sẽ sử dụng lưới 16 mesh hoặc lưới 18 mesh để ngăn ruồi vàng gây hại. Lưới 32 mesh hoặc lưới 50 mesh sẽ thích hợp cho các cây trồng thường xuyên bị bọ trĩ hay nhện đỏ tấn công.

Dòng lưới 16 mesh sử dụng làm nhà lưới trồng táo
Dòng lưới 16 mesh sử dụng làm nhà lưới trồng táo

2. Lắp đặt lưới vào ngày nhiều gió

Bản thân việc lắp đặt lưới chống côn trùng cần rất nhiều nhân lực đặt biệt đối với diện tích vườn lớn nên cần chọn thời điểm ít gió để thi công. Gió sẽ khiến việc lắp đặt lưới trở nên vất vả hơn.

3. Không cần bảo trì

Mặc dù lưới chống côn trùng được làm từ vật liệu chắc chắn, bền nhưng nó cũng cần được bảo trì như mọi thứ khác. Lưới có thể xuống cấp theo thời gian, tạo điều kiện cho sâu bệnh và côn trùng dễ dàng xâm nhập. Chính vì thế khi sử dụng lưới cần thường xuyên bảo trì hoặc thay thế nếu cần thiết.

Nếu bạn cần mua lưới, tư vấn thêm về lưới chắn côn trùng hay kỹ thuật thi công nhà lưới có thể liên hệ với LƯỚI BÁCH NÔNG​​​​​​​ để được hỗ trợ chi tiết:

Để mua lưới chắn côn trùng trực tiếp, tại kho ở TP Hồ Chí Minh, Quý khách có thể đến trực tiếp địa chỉ: 10/17A, Đường XTT 28, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn hoặc có thể xem chỉ đường trên Google Map tại: LƯỚI NGĂN CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP.