Thời gian làm việc
08:00 - 17:00

Bệnh xì mủ, sượng trái ở măng cụt

Cây măng cụt thường gặp vấn đề xì mủ, sượng trái xảy ra ở vỏ trái măng cụt, nếu nhựa rỉ vào cơm trái sẽ làm sượng múi, thịt trái bị hư hại, không còn vị ngọt ban đầu hoặc không ăn được. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục bệnh xì mủ, sượng trái ở măng cụt.

Nguyên nhân gây ra xì mủ, sượng trái măng cụt

Bệnh xì mủ, sượng trái ở măng cụt do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Quả bị côn trùng cắn hoặc chích hút gây ra hiện tượng xì mủ, sượng trái.
  • Các vấn đề thời tiết như gió mạnh làm ảnh hưởng đến cành và rễ của cây.
  • Nếu thời điểm gần thu hoạch mà mưa lớn kéo dài cũng khiến bệnh phát tán mạnh.

Quả măng cụt bị xì mủ
Quả măng cụt bị xì mủ

Cách khắc phục bệnh xì mủ, sượng trái cho măng cụt

Để phòng ngừa bệnh xì mủ, sượng trái cho cây măng cụt bà con có thể tham khảo những cách sau:

  • Giữ độ ẩm cho đất trồng: Đảm bảo độ ẩm đất dưới 50% khi măng cụt gần thu hoạch (1 tháng) bằng các biện pháp như phủ bạt phủ gốc cây chống cỏ, giữ lượng nước trong mương thoát cách mặt đất ít nhất 60cm. Nếu có mưa lớn cần xử lý thoát nước nhanh.
  • Bón vôi: Việc sử dụng vôi hằng năm cho cây măng cụt cũng giúp giảm được hiện tượng này. Hàng năm nên bón vôi cho cây với liều lượng khoảng 50 kg/công;
  • Xiết gốc cây: Đây làm giải pháp khá hiệu quả và được nhiều nhà vườn ứng dụng. Lưu ý chỉ khấc phần vỏ của cây không chạm vào phần thân gỗ, chiều rộng của vết khấc từ 0,5-0,8cm, vết khấc cách mặt đất 1m.
  • Phun thuốc ngừa bệnh: Phun ngừa các bệnh trên trái bằng các thuốc gốc đồng.
  • Ngoài ra cần phun dung dịch CaCl2, nồng độ 2%, liều lượng 6 lít/cây (đối với măng cụt từ 18 đến 20 năm tuổi), phun 4 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày, bắt đầu từ tháng thứ ba sau khi đậu trái và phun trực tiếp lên trái.

Bạt phủ gốc cho cây măng cụt
Bạt phủ gốc cho cây măng cụt

Tham khảo video khắc phục bệnh xì mủ, sượng trái ở măng cụt.