Thời gian làm việc
08:00 - 17:00

Kỹ thuật trồng cây đu đủ

Đu đủ có tên khoa học là Carica papaya, là một loại cây ăn quả nhiệt đới đòi hỏi những điều kiện cụ thể để phát triển mạnh. Có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, cây đu đủ hiện được trồng ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, khiến chúng trở thành lựa chọn phổ biến của những người làm vườn cũng như nông dân. Cùng tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây đu đủ cho năng suất cao.

Chọn giống đu đủ phù hợp

Chọn giống đu đủ thích hợp là rất quan trọng để canh tác thành công. Mỗi giống có những đặc điểm riêng biệt, bao gồm kích thước quả, hương vị và khả năng kháng bệnh. Tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng và chọn nhiều loại phù hợp với khí hậu, điều kiện đất đai và sở thích cá nhân của bạn. sau đây là 1 số giống đu đủ được trồng phổ biến tại Việt Nam.

  • Đu đủ da vàng: Cho năng suất cao, trọng lượng trái trung bình từ 2,5-3kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và các bệnh do Virus. Thịt trái có màu vàng, hàm lượng đường từ 9-10%. Bạn có thể tham khảo hạt giống bán tại => Shopee hoặc Lazada.
  • Giống Đu đủ Đài Loan đỏ tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1,2-1,5 kg. Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10-11%. Cây dễ bị nhện đỏ và các bệnh do Virus, nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu. Bạn có thể tham khảo hạt giống bán tại => Shopee hoặc Lazada.
  • Giống EKSOTIKA: Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp, hàm lượng đường 13-14%, trọng lượng trái 0,5-1kg.
  • Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15-17%, trọng lượng trái  300-500g
  • Giống Hồng Phi 786: Cây phát triển rất khỏe, cây có trái sớm, cây có trái đầu tiên lúc cây cao khoảng 80cm. Tỷ lệ đậu trái cao, một mùa 1 cây có thể đậu 30 trái trở lên, sản lượng rất cao. Trái lớn, trọng lượng trái từ 1,5-2Kg (có thể đạt 3kg/trái). Cây cái ra trái hình bầu dục, cây lưỡng tính cho trái dài. Da nhẵn bóng, thịt dày màu đỏ tươi, hàm lượng đường 13-14%, dễ vận chuyển. Bạn có thể tham khảo hạt giống tại => Shopee hoặc Lazada.

Du đủ da vàng
Du đủ da vàng

Điều kiện phát triển tối ưu cho cây đu đủ

Đu đủ phát triển mạnh ở vùng khí hậu nhiệt đới ấm áp, nhưng chúng cũng có thể được trồng ở vùng cận nhiệt đới nếu được chăm sóc thích hợp. Dưới đây là một số yếu tố chính cần xem xét khi tạo điều kiện phát triển tối ưu cho cây đu đủ:

  • Ánh sáng mặt trời: Đu đủ cần ít nhất sáu giờ ánh sáng mặt trời trực tiếp mỗi ngày. Chọn một vị trí trong khu vườn hoặc trang trại của bạn nhận được nhiều ánh sáng mặt trời để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh và cho nhiều trái.
  • Nhiệt độ: Đu đủ thích nhiệt độ từ 70°F đến 90°F (21°C - 32°C). Bảo vệ cây của bạn khỏi gió lạnh và sương giá (có thể tham khảo sử dụng màng nhà kính để bảo vệ cây), vì chúng có thể gây bất lợi cho sự phát triển của chúng.
  • Đất trồng: Đu đủ phát triển mạnh trong đất thoát nước tốt với độ pH từ 6 đến 7,5. Ngoài ra, đất phải giàu chất hữu cơ và chất dinh dưỡng. Tiến hành kiểm tra đất để xác định thành phần và thực hiện các cải tạo cần thiết để đạt được điều kiện tối ưu.
  • Tưới nước: Tưới nước đầy đủ là rất quan trọng đối với cây đu đủ. Mặc dù chúng cần tưới tiêu thường xuyên, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng đất thoát nước tốt để tránh ngập úng, có thể dẫn đến thối rễ. 

Điều kiện trồng cây đu đủ
Điều kiện trồng cây đu đủ

Kỹ thuật trồng đu đủ

Bây giờ bạn đã hiểu rõ về các điều kiện phát triển tối ưu cho đu đủ, hãy chuyển sang quy trình trồng thực tế:

Chọn hạt giống

  • Chọn hạt đu đủ tươi, chất lượng cao từ nguồn uy tín.
  • Đảm bảo rằng hạt giống đã chín hoàn toàn và không có bất kỳ dấu hiệu hư hỏng hoặc bệnh tật nào.

Xử lý hạt giống

  • Dùng dung dịch Thuốc tím 1% để khử mầm bệnh, tiếp theo ngâm hạt trong Cacbonat natri 1% (NaHCO3) từ 4-5 tiếng đồng hồ, sau đó dùng nước rửa sạch là có thể đem gieo.
  • Để hạt trong nhiệt độ 32-35 độ C để thúc mầm, khi hạt đã nứt nanh mới đem gieo để cây mọc đều và nhanh.

Ươm hạt

  • Gieo hạt đu đủ đã xử lý trong chậu nhựa ươm cây  hoặc khay ươm hạt chứa đầy đất thoát nước tốt (Có thể sử dụng đất phù sa hay thịt nhẹ trộn phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 2 đất 1 phân).
  • Giữ cho đất ẩm (khoản 65-70%) và ấm, duy trì nhiệt độ khoảng (21°C) để hạt nảy mầm thành công. 

Ươm giống cây đu đủ
Ươm giống cây đu đủ

Cấy cây ra vườn

  • Sau khi cây con đã phát triển ổn đinh, đạt chiều cao từ 15-20cm và đủ khỏe thì có thể đem cấy ra vườn.
  • Tạo hố trồng có kích thước dài 60, rộng 60 và sâu 30cm.
  • Duy trì khoảng cách trồng: hàng cách hàng từ 2-2,5m, cây cách cây là 2m để cây có đủ không gian cho sự phát triển.
  • Sau khi trồng được gần 3 tháng (lúc này cây đạt chiều cao từ 40 -50cm) tiến hành vun gốc và bổ sung phân cho cây.
  • Sử dụng phân phối trộn theo tỷ lệ như sau 100g urê + 300g super lân + 50g kali hoặc sử dụng phân tổng hợp NPK.
  • Cần lưu ý tưới nước sau khi bón phân để cây có thể hấp thụ được dinh dưỡng.

Cây đu đủ dạt kích thước cấy ra vườn
Cây đu đủ dạt kích thước cấy ra vườn

Chăm sóc cây đu đủ

Đu đủ có bộ rễ ăn nông, cây dễ đổ ngã do gió, bão nên cần chống cắm cọc cho cây. Ngoài ra cần khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa, bão để tránh ngập úng. Những nơi mùa khô kéo dài, thiếu nước cần có biện pháp tưới nước và giữ ẩm cho cây. Tốt nhất là tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô hoặc bạt phủ gốc cây chống cỏ để giữ ẩm. Những nơi lạnh cần bao quả.

Để đạt năng suất cao cần thụ phấn bổ sung cho hoa. Khi cây mang quả nặng cần cắm cọc chống gió bão cho đu đủ, cắt bỏ lá già gần gốc. Sau 1 năm nếu thấy cây đu đủ phát triển kém đi thì loại bỏ cây yếu kém và trồng thế bằng cây con mới.

Tỉa cành và hái trái: Sau khi xuống giống, nếu trên thân chính mọc ra nhánh con phải ngắt bỏ sớm. Nếu cây bị nhiễm bệnh cần chặt bỏ và tiêu hủy để tránh lây lan cho các cây khác. Vào thời kỳ đậu trái phải hái bỏ kịp thời những trái bị méo, bị sâu bệnh, những lá già héo chết phải ngắt bỏ luôn cuống lá.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây đu đủ

Để phòng tránh bệnh và khắc phục các tác hại trên, nên thực hiện tốt luân canh cây trồng, che phủ vườn bằng lưới chống côn trùng, chọn giống kháng bệnh, bón cân đối NPK để cây khỏe, chống chịu bệnh tốt. Phát hiện sớm bệnh để phun thuốc. Sau đây là một số bệnh thường gặp và cách điều trị hiệu quả cho cây đu đủ :

  • Bệnh phấn trắng: phòng trị bằng cách phun Anvil 5SC
  • Bệnh cháy lá: gây cháy lá và làm cho lá biến màu, khô rụng. Phun Kitazin 0,2% có thể hỗn hợp với vôi.
  • Bệnh do virus: Làm cho lá quăn, hoa rụng, lá vàng úa, cây còi cọc, có thể héo vàng dẫn đến chết. Bệnh do virus rất khó chữa trị. Tốt nhất là nhổ đi đem đốt hoặc chôn sâu. Gốc cây bệnh rắc vôi bột, bỏ một thời gian không trồng. Những nơi bệnh này cần tăng cường phòng chống và vườn cây được 2-3 năm nên chặt bỏ trồng lại cây mới.
  • Bệnh thối cổ rễ: Hay xảy ra ở nơi ẩm ướt, nơi đất có mực nước ngầm cao thường bị ngập úng. Những nơi này trồng đu đủ phải lên líp cao và chú ý đắp gốc.
  • Rệp sáp: Làm hại lá và quả non, những cây bị bệnh này dùng BINI 58 – 40EC tỷ lệ 0,1-0,2% phun cho cây bệnh.

Bệnh hại cây đu đủ
Bệnh hại cây đu đủ 

Thu hoạch quả đu đủ

  • Độ chín của quả: Đu đủ thường mất từ ​​sáu đến chín tháng để trưởng thành và đơm hoa kết trái. Màu vỏ của quả là một chỉ báo tốt về độ chín của nó. Chờ cho đến khi da chuyển sang màu vàng hoặc cam và sờ vào có cảm giác hơi mềm trước khi thu hoạch.
  • Kỹ thuật thu hoạch: Để thu hoạch đu đủ, dùng dao sắc cắt cuống, để lại một phần nhỏ dính vào quả. Xử lý trái cây nhẹ nhàng để tránh bị bầm tím hoặc làm hỏng phần thịt mỏng manh của nó.
  • Quá trình chín: Nếu đu đủ của bạn chưa chín hoàn toàn vào thời điểm thu hoạch, bạn có thể để chúng chín thêm ở nhiệt độ phòng. Đặt chúng trong túi giấy sẽ đẩy nhanh quá trình chín.