Ở nước ta trong một vài năm trở lại đây, việc trồng rau theo tiêu chuẩn an toàn phát triển rất lớn. Vì thế nhiều hộ gia đình ở nông thôn đã xây dựng ​những mô hình nhà lưới cho riêng mình để trồng rau. Vậy muốn làm nhà lưới phải làm thế nào? Nhưng mô hình nhà lưới được nhiều bà con sử dụng là nhà lưới kính, Chúng ta hãy cùng Lưới Bách Nông  tìm hiểu cách làm nhà lưới trồng rau sạch.

Nhà lưới trồng rau sạch mái bằng
Nhà lưới trồng rau sạch

HƯỚNG DẪN LÀM NHÀ LƯỚI TRỒNG RAU

1. Thiết kế nhà lưới trồng rau

Mái nhà lưới nên làm như thế nào?

  • Đối với phần mái nhà lưới thì có thể làm theo kiểu mái bằng, 2 mái hoặc mái vòm cong. Nhưng thông thường kiểu mái bằng được ưa chuộng hơn vì thi công tiện lợi và đỡn tốn công sức.
  • Với kiểu mái bằng thì sẽ thiết kế heo dạng hình hộp chữ nhật giống như cái mùng muỗi mà chúng ta thường ngủ hằng ngày.

Khung nhà lưới làm bằng gì?

  • Thường được làm bằng cột bê tông, hoặc bên dưới là bê tông và một nữa bên trên là ống thép.
  • Ngoài ra ở một số nơi vẫn sử dụng khung nhà lưới bằng các loại cây gỗ,( loại gỗ có thân thẳng đứng, cứng và bền với thời gian).
  • Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm Mô hình nhà kính siêu chắc trồng rau sạch công nghệ cao.

Chiều cao nhà lưới là bao nhiêu? 

  • Chiều cao nhà lưới khá quan trọng, nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau, những nơi có gió mạnh và giật thì nên làm chiều cao từ 2,5m đến 3m.
  • Những nơi khuất gió nên làm chiều cao từ 3m đến 4m để nhà lưới được thông thoáng hơn.
  • Lưu ý chiều cao tính từ mặt đất lên đỉnh nhà.

Nhà lưới mái bằng diện tích 100m vuông sau khi hoàn thiện
Nhà lưới diện tích lớn

2. Lưới chắn côn trùng sử dụng làm nhà lưới - Nhà kính trồng rau sạch.

  • Lưới sử dụng trên mái: là loại lưới 16 mesh hoặc 18 mesh hoặc có thể cao hơn (chi tiết mesh xem tại đây)  tùy thuộc vào việc trồng loại cây, củ, ,,,,để hạn chế ngăn côn tùng
  • Lưới sử dụng hai bên hông nhà lưới: là loại lưới từ 24 mesh hoặc lưới chắn côn trùng 32 mesh trở lên vì côn trùng nhỏ thông thường từ dưới đất lên, và bay rất thấp nên sử dụng lưới dày sẽ ngăn được côn trùng khá tốt.
  • Lưới sử dụng là loại lưới trắng là chủ yếu, đôi lúc có sử dụng thêm lưới màu ngọc hoặc đen, tuy nhiên lưới đen có độ bền thấp, nên hạn chế sử dụng.
  • Sau khi chọn lưới hoàn tất thì cần may thành lưới mùng để thuận tiện cho việc lắp đặt.

Bao trùm lưới mùng may sẵng cho nhà lưới
Phần mái của nhà lưới sau khi trùm lưới mùng

3. Cách dựng khung nhà lưới

  • + Thông thường sẽ phân cách hàng theo hàng và cột theo cột, cách nhau từ 3m đến 5m, Trường hợp mật độ trụ lớn( tức là cách 3m có 1 trụ) thì khung sẽ chắc chắn hơn, hàng cách hàng cũng tương tự, bên trên mỗi trụ cần sử dụng nắp nhựa hoặc nilon để bịt đầu trụ lại, làm như vậy sẽ dễ dàng kéo lớn khi thi công và không làm đứt , rách lưới. 
  • + Dùng kẽm 3 đến 5 ly để liên kết các trụ lại với nhau theo chiều song song theo hàng hoặc theo cột, hoặc có thể đan chéo hình dấu X, nguyên nhân dùng kẽm là vì giá rẻ, tiết kiệm được chi phí hơn so với dùng cây, ống thép...

Như vậy với thông tin trên Quý khách hàng đã tìm thêm được cho mình một số kiến thức để thực hiện làm nhà lưới - nhà kính cho riêng mình

Mẫu nhà lưới trồng rau tự lắp ráp của LƯỚI BÁCH NÔNG
Mẫu nhà lưới tự lắp ráp, mái vòm

Liên hệ tư vấn và báo giá nhà lưới trồng rau sạch

Quý khách có nhu cầu thiết kế và thi công nhà lưới, nhà kính trồng rau sạch, dưa lưới,.. có thể liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới.

  • Miền Bắc   :  0904 845 121
  • Miền Nam  : 0906 506 121
  • Hỗ Trợ kĩ thuật : 090 180 3379
  • Địa chỉ: 10/17A, Đường XTT 28, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn